Độ tuổi nào được phép uống rượu, hút thuốc ở Nhật Bản? 8 quy định liên quan đến pháp luật bạn cần biết trước khi đến Nhật

Độ tuổi trưởng thành ở đất nước bạn là bao nhiêu? Có nước là 18 tuổi, có nước là 20 tuổi và và cũng có một vài nước là 21 tuổi. Tại Nhật Bản, độ tuổi thành niên được pháp luật công nhận là 20 tuổi. Có nhiều điều hợp pháp tại đất nước này nhưng lại là bất hợp pháp ở đất nước khác. Ví dụ bạn đã đủ tuổi thành niên tại đất nước mình, nhưng lại chưa đủ tuổi thành niên theo quy định pháp luật của nước mà bạn đến du lịch. Chẳng ai lại muốn vô tình phạm luật khi ở nước ngoài phải không nào? Vì vậy để tránh những sự cố bất ngờ, bạn hãy đọc bài viết này để nắm được 8 điều luật quan trọng liên quan đến độ tuổi thành niên trước khi đến Nhật nhé!

1. Có thật là bạn được phép uống rượu bia và các chất có cồn ngay cả trong xe điện, xe ô tô khi đủ 20 tuổi?

bia rượu được bày bán trong siêu thị
wtsn88 / Shutterstock.com

Ở Nhật tồn tại một luật gọi là “Luật cấm các loại đồ uống có cồn đối với trẻ vị thành niên”. Đây là luật cấm người chưa đủ 20 tuổi mua cũng như sử dụng các loại đồ uống có cồn. Khi đến Nhật Bản, nhiều người rất có hứng thú với các loại rượu của Nhật như: nihonshu, sochu hay chuhai. Nhưng nếu bạn chưa đủ 20 tuổi, bạn không được phép mua chúng. Còn nếu bạn trên 20 tuổi đương nhiên bạn có thể mua và sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ luôn mang theo giấy tờ tuỳ thân bên mình, bởi vì có thể bạn sẽ bị yêu cầu xuất trình giấy tờ từ phía cảnh sát hoặc nhân viên bán hàng, nhất là những bạn có ngoại hình trẻ.

các loại rượu ở Nhật rất đa dạng
icosha / Shutterstock.com

Ngoài ra, ở Nhật Bản, ngoài quy định về tuổi, thì không có quy định đặc biệt nào liên quan đến các loại đồ uống có cồn được bày bán ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Không chỉ ở quán rượu, quán bar, mà ngay cả ở các cửa hàng gia đình, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, bạn cũng có thể thưởng thức rượu, bia và các thức uống có cồn. Bạn có thể mua hoặc thưởng thức rượu ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ lúc nào nên có thể bạn sẽ cảm thấy quy định liên quan đến đồ uống có cồn của Nhật Bản hơi lỏng lẻo đúng không nào? Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây quy định này đang được thực hiện chặt chẽ hơn, minh chứng ở việc là bạn sẽ khó có thể bắt gặp những máy bán hàng tự động bày bán đồ uống có cồn ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, nhưng nếu bạn đến những tỉnh thành khác, có khả năng là bạn sẽ vẫn nhìn thấy chúng.

Cũng không có quy định đặc biệt nào liên quan tới nơi có thể uống rượu. Bạn có thể uống ở bất kỳ đâu như trước cửa hàng tiện lợi, trước cửa nhà hàng, công viên, ga tàu hay đến những địa điểm khó tin hơn như trong tàu điện,… Người nước ngoài ở Nhật có lẽ không khó để bắt gặp cảnh tượng công nhân viên chức say rượu ngủ trên xe điện, trong nhà ga, hay ngay cả trên vỉa hè đường phố.

Ngoài ra, có một điều kỳ lạ nữa ở Nhật đó là bạn được phép uống rượu trong xe ô tô. Tuy nhiên, việc lái xe khi đã sử dụng rượu bia vẫn là hành vi bị cấm. Điều đó có nghĩa là, trừ người lái xe, còn các thành viên khác trên xe đều có thể uống. Trong trường hợp người lái xe vi phạm luật và điều khiển các phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu thì sẽ bị phạt dưới 5 năm tù giam hoặc phạt tiền dưới 100 vạn yên (tương đương với 200 triệu VNĐ). Đối với người cùng ngồi trên xe, người cho mượn xe, cho dù vì lý do khuyến khích người lái xe uống rượu hay biết người lái xe đã uống rượu mà vẫn cho mượn xe, cũng sẽ bị áp dụng mức phạt tương tự. Uống rượu bia không phải là hành vi xấu nhưng cần có chừng mực đặc biệt trong trường hợp sử dụng các phương tiện giao thông.

2. Từ 20 tuổi bạn có thể hút thuốc. Nghiêm cấm hút thuốc trên đường phố, hầu hết các quán cà phê, nhà hàng đều có quy định cấm hút thuốc

Khu vực được phép hút thuốc

Trẻ vị thành niên tức là người chưa đủ 20 tuổi không được cho phép mua cũng như sử dụng thuốc lá. Đây là luật “Cấm hút thuốc lá đối với trẻ vị thành niên”. Ở một số nước, những người trên 18 tuổi, hay một số nơi dưới 18 tuổi được cho phép hút thuốc. Thế nhưng ở Nhật Bản điều đó là vi phạm pháp luật. Vậy nên cần chú ý khi hút thuốc lá ở Nhật.

Mọi người có thể mua thuốc lá ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Hầu hết thuốc lá ở đây được trưng bày trên kệ và mỗi loại đều được đánh số riêng. Nếu không có tự tin giao tiếp với nhân viên bán hàng, bạn chỉ cần chỉ tay vào kệ thuốc lá và nói bằng tiếng Anh con số là nhân viên sẽ hiểu bạn muốn mua loại nào.

Bạn cũng có thể mua thuốc lá ở máy bán hàng tự động những phải dùng một loại thẻ IC để mua gọi là TASPO (thẻ này được cấp phát cho người hút thuốc khi gửi hồ sơ đăng ký cá nhân đến Viện thuốc lá Nhật Bản). Thẻ này chỉ được cấp phát cho người trên 20 tuổi đang sinh sống tại Nhật, nên người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch (người ở Nhật ngắn hạn) không thể mua được thuốc lá ở những máy bán hàng tự động. Do đó, nếu bạn đang thèm thuốc khi ở Nhật thì cách tốt nhất là hãy đến các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị nhé. 

biển cấm hút thuốc trên đường và xả tàn thuốc không đúng nơi quy định
Ned Snowman / Shutterstock.com

1 hộp thuốc lá 20 điếu được bán trên thị trường với giá 500 yên Nhật (tương đương 100 nghìn VNĐ). Ngay cả Marlboro một loại thuốc lá quen thuộc ở các nước khác cũng có giá 500 yên. Ngoài ra, ở Nhật, việc phân chia khu vực hút thuốc đang được áp dụng một cách triệt để. Ở hầu hết các quán cà phê hay nhà hàng, các khu vực công cộng, ngoài những khu vực được cho phép hút thuốc, còn lại đều có quy định cấm hút thuốc. Ngay cả khu vực bên ngoài trời cũng vậy, trừ những khu vực chỉ định có thể hút thuốc thì việc hút thuốc sẽ bị cấm. Nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt rất nặng, thế nên cần tuân thủ luật lệ sử dụng thuốc lá tại đây nhé.

3. Từ 20 tuổi bạn được phép đánh bạc. Game đánh bạc được yêu thích tại Nhật: Pachinko, Pachi-Slot

rất nhiều người trong một cửa hàng pachinko
Ned Snowman / Shutterstock.com

Khi ở nước ngoài, chắc hẳn cũng có nhiều người cảm thấy thú vị khi đến các khu đánh bạc ví dụ như sòng bạc Casino. Ở Nhật Bản không có sòng bạc Casino, nhưng có Pachinko, Pachi-Slot, nơi có những trò chơi giải trí phổ biến. Tuy nhiên, những trò chơi giải trí này chỉ được phép chơi khi đã đủ 20 tuổi trở lên. Về mặt luật pháp, những trò chơi này không phải một hình thức đánh bạc, nhưng trên thực tế thì chúng đúng là như vậy. Thật là khó hiểu phải không? Bạn hãy đọc tiếp đoạn dưới đây để có lời giải thích cụ thể hơn nhé!

Pachinko là trò pinball (trò chơi sử dụng những viên bi để ghi điểm) được chơi trên màn hình LCD. Cách chơi rất đơn giản, bạn chỉ cần vặn cần lái được trang bị sẵn trên máy là những viên bi Pachinko kim loại sẽ được bắn lên. Nếu cho được viên bi pachinko đó và lỗ gọi là Chakka ở trung tâm máy chơi, thì 3 con số hiện trên màn hình tinh thể lỏng sẽ thay đổi. Trò này gần giống với “máy đánh bạc” (Slot machine) ở Casino. Nếu cả 3 số trên màn hình đều giống nhau thì màn hình sẽ hiện chữ “ trúng lớn”, và cửa gọi là Atakka nằm phía dưới máy chơi sẽ mở ra. Nếu đưa những viên bi vào đó thì sẽ máy sẽ trả lại một lượng bi lớn hơn lượng đã đưa vào.

Những viên bi Pachinko này có giá trị về tiền bạc, nên việc tự mang những viên bi vào cửa hàng thường bị cấm. Trước khi chơi bạn sẽ phải trả 4 yên cho 1 viên bi hoặc cũng có nơi 1 yên 1 viên để mượn bi. Đương nhiên là bạn sẽ dùng những viên bi đó để chơi nhưng cùng với tỉ suất mua mà những viên bi Pachinko này có thể hoán đổi thành tiền yên Nhật. Ví dụ như với 1000 yên (tương đương 200 nghìn VNĐ) bạn có thể đổi được 250 viên bi Pachinko (tương đương giá 4 yên/viên), nếu bạn chơi vào “trúng lớn” bạn sẽ được tặng lại số bi sao cho tổng số bi bạn có là 1000 viên. Trừ đi phí đổi thì 1000 viên sẽ đổi được khoảng từ 3,600 yên ~ 3,800 yên (tương đương 720 nghìn đến 760 nghìn VNĐ). Nghĩa là nếu bạn đầu tư 1000 yên bạn sẽ lãi được 2800 yên (560 nghìn).

Chỉ cần nhìn cũng biết đó là một hình thức đánh bạc, nhưng chính phủ Nhật thì không công nhận điều đó. Họ khẳng định rằng đây chỉ là một trò giải trí. Điều không thể phủ nhận là những cửa hàng Pachinko hay ngành công nghiệp Pachinko tồn tại ở vị trí “màu xám” một vị trí nửa nọ nửa kia không rõ ràng trong xã hội Nhật Bản. Thế nhưng cho dù như vậy đi chăng nữa, thì không thể phủ nhận một điều là trò chơi này vẫn đang được người Nhật yêu thích và coi như một trò chơi phổ biến đại chúng.

một cô gái đang chơi pachinko
Andrew Mobbs / Shutterstock.com

Ở Nhật có không ít người kiếm sống bằng Pachinko, đặc biệt được yêu thích nhất là Pachi-Slot. Pachi-Slot là máy trò chơi được chế tạo dựa theo máy Slot của Casino, không sử dụng bi Pachinko mà dùng đồng xu. Những đồng xu này có giá trị về tiền bạc với giá 20 yên/1 đồng xu hoặc 5 yên/1 đồng xu. Điểm khác nhau lớn nhất với máy Slot là máy được trang bị “cơ năng thiết lập 4 giai đoạn hoặc 6 giai đoạn” thứ có ảnh hưởng tới xác suất dẫn tới “trúng lớn”. Máy càng được thiết lập cao thì khả năng dẫn tới “trúng lớn” sẽ dễ hơn, xác suất thắng sẽ cao hơn. 

Vì vậy, có rất nhiều người xếp hàng từ sáng trước cửa Pachinko để giành được máy có thiết lập cao. Tại những cửa hàng lớn hoặc cửa hàng có thông báo về sự kiện đặc biệt, có khi có đến 500-1000 người đứng xếp hàng từ sáng. Đối với khách du lịch đến với Nhật Bản thì đó có thể là quang cảnh kỳ lạ, khó hiểu.

Những năm gần đây, để chống lại với chứng nghiện cờ bạc, quy chế liên quan đến Pachinko, Pachi-Slot đang bị siết chặt. Mặc dù nói là trò chơi đại chúng nhưng dường như nó đang vượt quá giới hạn của một trò chơi giải trí thông thường. Nếu chơi Pachinko ở Nhật thì chỉ nên dừng lại ở mức độ trải nghiệm văn hoá, không nên lấn quá sâu vào trò chơi này.

4. Chú ý đối với trẻ vị thành niên khi sử dụng dịch vụ karaoke sau 18 giờ! Cấm sử dụng dịch vụ vào khung giờ khuya dù có người bảo hộ

quá karaoke tại Nhật
Morumotto / Shutterstock.com

Tuỳ thuộc vào luật của từng tỉnh, thành phố cũng như mỗi quận mà quy định cũng có chút thay đổi, nhưng hầu hết các quán karaoke ở Nhật đều giới hạn sử dụng dịch vụ tuỳ dựa theo lứa tuổi. Ví dụ như, người dưới hoặc bằng 16 tuổi không được sử dụng dịch vụ sau 18 giờ, người dưới hoặc bằng 18 tuổi không được sử dụng sau 22~23 giờ. Bất kể người đó có người bảo hộ đi cùng hay không, trong trường hợp chưa đủ tuổi quy định đều sẽ bị từ chối cho vào quán hoặc yêu cầu rời khỏi quán. Hơn nữa, phần lớn các quán karaoke của Nhật mở cửa 24/24, và có nhiều quán cung cấp các loại đồ uống có cồn. Vì vậy, người bảo hộ cần hiểu rõ luật pháp và tránh cho trẻ vị thành niên sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có cồn. 

5. Hạn chế khi vào tiệm trò chơi điện tử lúc nửa đêm! Dịch vụ chụp ảnh nghệ thuật tự động (Purikura) bị cấm với nam giới

trung tâm trò chơi ở Nhật rất phong phú
siiixth / Shutterstock.com

Những quán trò chơi điện tử của Nhật cũng có quy định hạn chế về thời gian và đối tượng sử dụng giống như quán karaoke. Cũng tuỳ thuộc vào từng quán nhưng hầu hết các quán quy định là cấm người dưới 16 tuổi sử dụng sau 18 giờ, người dưới 18 tuổi sử dụng qua 22, 23 giờ. Điểm khác nhau lớn nhất với các quán karaoke là hầu hết các quán điện tử không mở cửa qua đêm. Ví dụ như thông thường các quán đóng cửa vào lúc 22 hoặc 23 giờ. Điều này cũng không có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành phố và địa phương.

Hơn nữa, nói đến quán trò chơi điện tử ở Nhật chúng ta không thể không nhắc tới dịch vụ chụp hình nghệ thuật tự động, một dịch vụ nổi tiếng cả trên thế giới. Thế nhưng có rất nhiều du khách tới Nhật không biết về quy định sử dụng dịch vụ này. Đó là luật không cho nam giới sử dụng. Trừ trường hợp đi cùng nữ giới, còn nếu chỉ có nam giới vào thì điều này là không được phép. Từ khoảng năm 2014 quy định cấm này đã được thiết đặt. Nguyên nhân là do trong quá khứ đã có nhiều hành vi chụp trộm, quấy rối tình dục từ nam giới trong khi sử dụng dịch vụ. 

6. Không có hạn chế về độ tuổi tại các phòng biểu diễn âm nhạc! Lý do: quán kinh doanh với tư cách là một cửa hàng ăn uống

đêm nhạc sôi động

Các phòng biểu diễn âm nhạc ở Nhật Bản thường không có quy chế nào liên quan đến lứa tuổi, già, trẻ, trai, gái bất kỳ ai cũng có thể vào. Đây có lẽ là điều chỉ có ở Nhật. Hầu hết các phòng biểu diễn âm nhạc của Nhật kinh doanh dưới hình thức cửa hàng ăn uống, bởi vậy khi vào quán bạn bắt buộc phải gọi một đồ uống có giá 500 hoặc 600 yên (100 hoặc 200 nghìn VNĐ) đã bao gồmphí sử dụng quán. Luật pháp của Nhật có “Luật về ngành giải trí” dành cho các khu giải trí như phòng âm nhạc, rạp chiếu phim, nhà hát kịch hay trung tâm thể dục thể thao. Để có thể nhận được giấy phép kinh doanh từ Nhà nước, các khu này bắt buộc phải tuân thủ một số quy định khác nhau về mặt kinh doanh. Trong hoàn cảnh đó, để dễ lấy được giấy phép kinh doanh cũng như để công việc kinh doanh được tiến hành dễ dàng, các phòng biểu diễn âm nhạc đã chọn kinh doanh dưới hình thức cửa hàng ăn uống. Ở một số nước khác, tại các phòng biểu diễn âm nhạc có quy định hạn chế về lứa tuổi như là không cho phép người dưới hoặc bằng 21 tuổi/18 tuổi vào quán. Thế nhưng ở Nhật vì là kinh doanh dưới hình thức cửa hàng ăn uống nên những quy định như thế  trở nên không cần thiết.

Hơn thế nữa, để kinh doanh về đêm các cửa hàng này phải đăng ký giấy phép “cửa hàng ăn uống giải trí đặc biệt”. Trong trường hợp này, các cửa hàng không còn hoạt động với tư cách cửa hàng ăn uống, nên nếu không đăng ký sẽ không được phép kinh doanh. Để tránh quy định này, hầu hết các phòng biểu diễn âm nhạc đều có quy tắc là tắt nhạc sau 22, 23 giờ, đóng cửa hoàn toàn trước 24 giờ. Nhiều nơi kết thúc buổi biểu diễn lúc 22 giờ để duy trì quan hệ tốt với những người dân sống ở khu vực xung quanh. Có thể nói các phòng biểu diễn âm nhạc ở Nhật rất giỏi trong việc luồn lách luật pháp để kinh doanh.

7. Quy định độ tuổi xem phim tại rạp của Nhật cũng rất khắt khe. Ngay cả những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng cũng bị giới hạn độ tuổi…

rạp chiếu phim toho cinemas
Osugi / Shutterstock.com

So với các nước khác trên thế giới Nhật Bản là nước có tiêu chuẩn rất khắt khe về việc sàng lọc phim điện ảnh. Ở Nhật Bản, Tổ chức xếp loại và phân loại phim sẽ tiến hành thẩm định các bộ phim để xác định xếp hạng độ tuổi và các phân loại khác.

Ví dụ như, bộ phim nổi tiếng thế giới Resident Evil được nhiều nước chỉ định là R15+ hoặc R18+, nhưng Nhật Bản thì bị dán mác là PG12. Điều này cũng không nói lên nhiều sự khác biệt của Nhật Bản so với các nước khác trên thế giới. Điểm khác biệt lớn nhất của phim điện ảnh ở Nhật đó là, từ bản gốc tuân thủ theo một số các quy tắc thì những cảnh bạo lực hay kì quái bị cắt đi và sắp xếp lại. Không chỉ có phim điện ảnh, phim hoạt hình hay trò chơi điện tử cũng giống như vậy.

Bộ phim kinh điển “Back to the future” cũng được Nhật Bản chỉ định là PG12. Với mục đích là tránh những ảnh hưởng xấu tới các khán giả nhỏ tuổi vì trong phim có những cảnh trẻ vị thành niên uống rượu, hút thuốc. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể xem phim ở đất nước mình, những lại không thể xem cùng một bộ phim như vậy ở Nhật Bản. Hơn thế có thể phải xem bản đã qua chỉnh sửa chứ không phải là bản gốc.

8. Quy định từ 18 tuổi được phép thi bằng lái xe

xe ô tô trên đường phố rất đông
VTT Studio / Shutterstock.com

Tại Nhật, từ 18 tuổi trở lên bạn sẽ được phép lấy bằng lái. Thời gian thi lấy bằng lái là tuỳ vào mỗi người, trường hợp sớm thì những bạn từ lúc là học sinh lớp 12 – tức là khoảng 17 tuổi đã đến các trường học lái xe, và khi đủ 18 tuổi đã thi lấy được bằng lái. Điều này cũng không phải là hiếm.

Ngoài ra, dù bạn có thi lấy bằng lái ở nước mình, nhưng nếu chưa đủ 18 tuổi vẫn bị xem là không có bằng lái. Bạn hãy lưu ý điều này khi thuê xe nhé!

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

0 Shares: