Hướng dẫn phòng chống thiên tai: Những điều cần biết để đối phó với thiên tai khi sống tại Nhật Bản

thảm họa thiên nhiên
14/10/2019 Khung cảnh thảm khốc ở Nhật Bản, Marumori sau cơn bão Hagibis. Nước đã ngập đến tầng 2, ô tô bị cuốn trôi. Thảm họa này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 73 người một cách tàn nhẫn.

Vật dụng cần thiết chuẩn bị trước hàng ngày

đồ dùng cần chuẩn bị khi có thiên tai
Photo: PIXTA

Để chuẩn bị sẵn sàng trước thiên tai có thể bất ngờ xảy đến, bạn hãy lưu ý những nội dung dưới đây. Đây là những vật dụng phải được chuẩn bị trước để hạn chế tối thiểu thiệt hại không may có thể xảy đến.

1. Cố định đồ vật trong nhà, không để rơi đổ

Đối với đồ nội thất cao và dễ đổ như tủ đựng chén bát và giá sách, bạn nên mua thêm vật dụng chống rơi/đổ đồ dùng, được bán tại các trung tâm gia dụng, để cố định chúng một cách chắc chắn. Ngoài ra, để tránh những trong trường hợp không may như đồ đạc bị đổ hoặc ngăn kéo bị bật ra, bạn không để để chúng ở nơi dễ va đập vào giường hoặc chắn lối ra vào hoặc đường lối thoát hiểm. Đặc biệt vào mùa đông, bạn cần chú ý đến vị trí đặt các thiết bị gia dụng dễ bén lửa bếp nấu để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

2. Dự trữ thực phẩm

Thảm họa xảy ra có thể kéo theo nguy cơ mất điện, khiến bạn không thể nấu nướng thức ăn hoặc phải ở lâu dài tại khu trú ẩn. Do đó, bạn hãy tích trữ nhiều nước uống (khoảng 2~3 lít/ngày/người), đồ ăn có hạn sử dụng dài ngày, đồ ăn liền. Trung bình, bạn nên tích trữ đủ đồ ăn cho khoảng 3 ngày. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp cuốn chiếu khi tích trữ đồ ăn, tức là mua nhiều đồ ăn thường nhật, ăn rồi lại mua thêm, thay vì mua những thực phẩm dùng khi khẩn cấp nhằm quản lí hiệu quả thời hạn sử dụng của thực phẩm.

3. Chuẩn bị đồ dùng phòng tránh thảm họa

Ngoài việc chuẩn bị vật có giá trị như đồ ăn, thức uống, tiền mặt thì bạn cũng giả định trường hợp đồ dùng hỏng hóc để tích trữ phù hợp. Phòng khi mất điện, bạn sẽ cần có đèn pin, pin dự phòng, pin điện thoại dự phòng. Cùng với những nhu yếu phẩm hàng ngày như đồ dùng đánh răng, giấy ăn, khăn tắm, đồ vệ sinh, bạn sẽ cần chuẩn bị những đồ dùng khẩn cấp như bếp đun loại nhỏ để làm nóng nước uống hay nấu ăn, bồn vệ sinh di động, miếng dán làm nóng người,… Những vật dụng này có thể dễ dàng mua online hoặc cửa hàng thuốc hay trung tâm gia dụng.

※Tham khảo bài viết: Những đồ dùng cần chuẩn bị sẵn để đề phòng thiên tai xảy ra tại Nhật Bản

4. Những công cụ hữu ích khi thảm họa

Điều quan trọng không kém lương thực và vật dụng đối phó thảm họa chính là thông tin. Bạn cần thường xuyên kiểm tra thông tin từ các website, ứng dụng cập nhật thông tin về thảm họa. Bên cạnh đó, việc ghi lại những câu tiếng Nhật có thể sử dụng khi thảm họa trong mục ghi chú của điện thoại cũng là một sự chuẩn bị rất hợp lý.

5. Biết những rủi ro thiên tai và chia sẻ thông tin với người thân, bạn bè

Bạn hãy tìm hiểu trước về nơi trú ẩn, tuyến đường lánh nạn ở bản đồ thiên tai và chia sẻ thông tin đó với người thân, bạn bè. Nếu bạn gặp thiên tai khi đang ở bên ngoài, sau khi mọi chuyện đã tạm ổn thì nên thông báo cho người quen biết sẽ gặp họ nói chuyện ở đâu. Hoặc nếu điện thoại của bạn không may bị hỏng, bạn nên chuẩn bị cả giấy ghi lại thông tin liên lạc khẩn cấp của người thân và bạn bè mình.

6. Tham gia huấn luyện lánh nạn

Bạn hãy tích cực tham gia các lớp huấn luyện lánh nạn do chính quyền địa phương, công ty hay trường học tổ chức. Cho dù bạn có đầy đủ đồ dùng và công cụ đối phó với thảm họa, nhưng nó vẫn chẳng ý nghĩa gì nếu bạn không thể lánh nạn an toàn. Sau khi được đào tạo, bạn sẽ có những trải nghiệm thực tế về việc phải làm sau thảm họa, biết được tuyến đường lánh nạn cần thiết. Nhiều chính quyền địa phương, công ty cũng chuẩn bị đồ ăn nhẹ như một phần trong nội dung đào tạo, bạn có thể thông báo trước cho họ biết loại thực phẩm bạn không thể ăn do bị dị ứng hoặc vấn đề tôn giáo.

7. Mua bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm động đất

Bạn hãy cân nhắc và mua bảo hiểm để chuẩn bị cho những rủi ro hư hỏng nhà cửa hoặc đồ gia dụng do thiên tai. Nói một cách đơn giản, bảo hiểm hỏa hoạn đảm bảo cho những rủi ro về hỏa hoạn đối với các tòa nhà và tài sản gia dụng, nó còn có thể bao gồm cả những hư hại do lũ lụt và ngập nước, nhưng không bao gồm thiệt hại do động đất, núi lửa phun trào và sóng thần. Bạn phải mua bảo hiểm động đất để được bảo vệ trước các nguyên nhân của động đất, núi lửa phun trào hoặc sóng thần. Bảo hiểm động đất không được ký hợp đồng riêng lẻ, bạn phải mua kèm theo bảo hiểm hỏa hoạn.

Chuẩn bị cần thiết cho tình huống khẩn cấp – Đọc trước bản đồ thiên tai

Bản đồ thiên tai là bản đồ dự báo thiệt hại do chính phủ hoặc địa phương tạo ra. Người ta dự đoán các địa điểm được cho là nguy hiểm và những thiệt hại xung quanh khi thiên tai xảy ra, lập thành bản đồ, đồng thời mô tả các tuyến đường sơ tán và địa điểm sơ tán.
“Bản đồ nguy cơ lũ lụt” (lũ lụt sông, khu vực giả định ngập lụt), “bản đồ nguy cơ ngập úng” (thiệt hại do nước ở đô thị), “bản đồ nguy cơ thiên tai đất cát” (dòng chảy đất và đá, khu vực nguy hiểm sụp đổ vách đá), động đất (dự báo thiệt hại của tòa nhà, nguy cơ đổ vỡ), sóng thần (thời gian đạt đến đợt sóng đầu tiên, khu vực ngập lụt), núi lửa (khoảng 49 núi lửa trên toàn quốc),… Các bản đồ này có hỗ trợ đa ngôn ngữ, bạn cần kiểm tra thông tin công khai trên website của từng cơ quan hành chính địa phương để biết chi tiết.
Vào thời điểm thảm họa xảy ra, lượng truy cập ứng dụng và website rất đông, vì thế, bạn nên nhận thông tin tại nhà qua đường chuyển phát, hoặc nhận bản giấy tại văn phòng hành chính địa phương hay trực tiếp in từ website và để sẵn trong túi dự phòng thiên tai. Bản đồ thiên tai cũng hoàn toàn hữu ích khi bạn tìm kiếm vị trí của trường học hay nơi làm việc của bản thân hay người nhà của mình.

bản đồ thiên tai
bản đồ nước lũ
※Đây là bản đồ thiên tai của Setagaya-ku, Tokyo. Nội dung bản đồ này khác với nội dung các bản đồ của địa phương khác.

Phương pháp tiếp nhận thông tin khi có thảm họa (các website hoặc ứng dụng liên quan)

Trong trường hợp xảy ra thảm họa, việc thu thập thông tin chính xác là rất quan trọng. Đôi khi nhiều thông tin không chính xác có thể được đăng tải trên SNS vào thời điểm này, vì vậy bạn đừng nghe những tin đồn, mà hãy xem tin tức trên tivi và các cơ quan chính phủ. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các ứng dụng và website đa ngôn ngữ có thể sử dụng trong trường hợp thảm họa. Bạn sẽ không chỉ nhận được thông tin thiên tai, thông tin thời tiết, mà cả thông tin giao thông và tìm kiếm nơi trú ẩn…

● Các ứng dụng

Safety tips (Đáp ứng 14 ngôn ngữ)
Ứng dụng cung cấp thông tin khi thảm họa xảy ra.
https://www.jnto.go.jp/safety-tips/eng/app.html

Japan Official Travel App (Tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể)
Ứng dụng do JNTO được cung cấp để phục vụ cho khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản
Bạn có thể cập nhật các thông tin thảm họa thiên tai, thông tin giao thông tàu điện
https://www.jnto.go.jp/smartapp/eng/about.html

NHK WORLD-JAPAN (Hỗ trợ 17 ngôn ngữ)
Bạn có thể xem các tin tức, thông tin động đất, thông tin khẩn cấp về sóng thần của NHK.
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/app/

Ứng dụng phòng tránh thiên tai goo (Tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể)
Bạn có thể tìm kiếm nơi lánh nạn cũng như xem các thông tin thiên tai, thông tin phòng chống thiên tai hữu ích cả trong điều kiện bình thường.
http://advance.bousai.goo.ne.jp/web/

Ứng dụng phòng chống thiên tai Tokyo (Tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể)
Cung cấp những bài đọc và các câu hỏi trắc nghiệm về thông tin thiên tai, kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai
https://www.bousai.metro.tokyo.lg.jp/1005744/index.html

Voice Tra
Ứng dụng dịch giọng nói đa ngôn ngữ dịch khi bạn nói (Hỗ trợ 31 ngôn ngữ)
https://voicetra.nict.go.jp/

●Website

Cơ quan khí tượng (Hỗ trợ 11 ngôn ngữ)
https://www.jma.go.jp/jma/kokusai/multi.html

Trang thông tin phòng chống thiên tai của Văn phòng Nội các (Tiếng Anh)
http://www.bousai.go.jp/

Văn phòng chính phủ (Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc)
kantei.go.jp/jp/headline/bousai/sonae.html

Stay Safe with NHK WORLD-JAPAN (Hỗ trợ 18 ngôn ngữ)
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/special/staysafe/

“Thông tin hữu ích khi thiên tai và phòng chống thiên tai” – Ủy ban giao lưu quốc tế Tokyo (Hỗ trợ 7 ngôn ngữ/hỗ trợ dịch google với các ngôn ngữ khác)
https://www.tokyo-icc.jp/information/howto.html

Website phòng chống thiên tai Tokyo (Hỗ trợ 9 ngôn ngữ)
https://www.bousai.metro.tokyo.lg.jp/index.html

Hệ thống thông tin toàn diện của Tokyo về phòng chống thảm họa về nước (Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc)
http://www.kasen-suibo.metro.tokyo.jp/im/tsim0101g.html

Tokyo Amesh (Tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể)
https://tokyo-ame.jwa.or.jp/

Bản đồ khu vực cảnh báo thảm họa đát Tokyo (chỉ có tiếng Nhật)
http://www2.sabomap.jp/tokyo/index.php

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thông tin sơ tán trong khu vực, thông tin về các trung tâm sơ tán và thông tin hỗ trợ nạn nhân trên trang chủ của địa phương nơi bạn sinh sống.

● Tivi

điều khiển tivi
※Vị trí nút d sẽ khác nhau tùy theo điều khiển.

Khi bạn bấm “nút d” trên điều khiển từ xa trong khi xem chương trình phát sóng kỹ thuật số mặt đất, bạn có thể xem thông tin thời tiết, thông tin lượng mưa, thông tin mực nước và lời khuyên sơ tán từ các thành phố và nơi trú ẩn sơ tán.

Liên lạc điện thoại khẩn cấp

Trong trường hợp xảy ra thảm họa quy mô lớn, nhiều người sử dụng cùng lúc có thể khiến đường dây Internet và điện thoại bị lẫn lộn và không sử dụng. Do vậy, bạn nên nhớ số điện thoại liên lạc khẩn cấp ngay từ bây giờ để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

・Số điện thoại hotline của Tổng cục du lịch Nhật Bản (JNTO): 050-3816-2787
Tổng đài hoạt động 365 ngày/năm, 24 giờ/ngày và đáp ứng mọi loại ngôn ngữ, nhằm đảm bảo sự an toàn, yên tâm cho khách du lịch nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp.
https://www.japan.travel/en/plan/hotline/

Số điện thoại phòng cháy, cứu hộ: 119
Đây là số điện thoại liên lạc khẩn cấp trong các trường hợp như hỏa hoạn hay bạn bị thương không thể di chuyển, tòa nhà bị đổ, bạn bị mắc kẹt…

・Số điện thoại cảnh sát: 110
Hãy gọi cảnh sát trong trường hợp có trộm, cướp hoặc tai nạn giao thông. Ngoài ra, nếu đường bị tắc nghẽn do lở đất hoặc nếu bạn tìm thấy một người bị lạc thì cũng có thể liên hệ số điện thoại này.

Số điện báo thảm họa: 171
Khi thảm họa xảy ra, thông tin liên lạc ở nơi đó có thể không thông suốt, việc kết nối gặp khó khăn. Khi đó bạn có thể sử dụng hộp thư thoại để cung cấp thông tin. Tất cả các nhà mạng đều cung cấp dịch vụ này giống nhau.
Cách sử dụng
 Bước 1: Gọi 171
 Bước 2: Bấm số 1 (ghi âm) hoặc 2 (nghe lại)
 Bước 3: Nhập số điện thoại của người muốn liên lạc bắt đầu từ mã vùng

quang cảnh sau thiên tai
Moses.Cao / Shutterstock.com

Bạn có biết rằng việc chuẩn bị cho thảm họa cũng như hình dung trước và tìm hiểu cách hành động trong trường hợp xảy ra thiên tai là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại không? Không ai biết chắc sẽ gặp thảm họa lớn bao nhiêu lần trong cuộc đời mình. Đó là lý do mà sự chuẩn bị kĩ càng giúp bảo vệ tính mạng của bạn, bởi lẽ tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào khi bạn lỡ quên đề phòng nó.

Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển việc tại Nhật Bản, bạn có thể truy cập vào trang web tsunagu Local Jobs! Tại đây có rất nhiều công việc chính thức dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, và nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương hấp dẫn. Hãy đăng ký tài khoản trên trang web để bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc mơ ước của bạn nhé!

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

0 Shares: